[Dịch] Lời Khuyên Nào Dành Cho Sinh Viên Vừa Mới Tốt Nghiệp?

Đây là bài dịch đầu tiên mà mình cộng tác với Đọt chuối non (dotchuoinon.com – một trang viết rất bổ ích về lối sống tích cực và các chủ đề khác có liên quan). Việc không kiên trì theo đuổi cộng tác với các anh chị siêu có tâm của trang là một trong những điều mà đến nay mình vẫn vô cùng tiếc nuối và canh cánh trong lòng. Đó là một kiểu tự mất cam kết với bản thân ấy các bạn ạ. Nên là khi lập ra Ngày Ngày Tiến Lên, mục tiêu của mình chỉ đơn giản là giữ cam kết viết đều đặn trên trang là được. Mong là mình sẽ làm được điều này. Mình đăng lại bài dịch ở đây, hy vọng là có ích với ai đó.

Link bài viết gốc:  What career advice do you have for recent graduates?

Link bài trên Đọt chuối non: Lời khuyên nào dành cho sinh viên vừa mới tốt nghiệp?

Gần đây, tôi đã được hỏi câu hỏi này khá nhiều lần – từ các con của tôi, bạn bè của chúng và từ những người bạn đang có con sắp ra nhập thị trường lao động. Mặc dù mọi thứ đã thay đổi khá nhiều kể từ khi tôi tốt nghiệp, nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy vinh dự khi được hỏi về điều này và rất vui vì được chia sẻ những hiểu biết của mình vì nó có thể giúp ích cho người khác. Mặc dù không có câu trả lời đúng hay sai, nhưng dưới đây là lời khuyên mà tôi đã đưa ra khi được hỏi:

1. Công việc đầu tiên của bạn có thể không hoàn hảo

Mặc dù thật tuyệt vời nếu bạn dành được “công việc mơ ước” trong lĩnh vực của mình ngay khi ra vừa tốt nghiệp, nhưng nó gần như hiếm có khả năng đó. Dấn thân vào công việc với một tinh thần cởi mở, sẵn sàng học hỏi, cam kết làm việc chăm chỉ và cống hiến tất cả những gì bạn đã có trong ít nhất một năm, hoặc tốt hơn là hai năm. Cá nhân tôi phải trải qua 20 lần phỏng vấn mới nhận được lời đề nghị làm việc. Tôi đã quyết  định ở đó một năm. Một năm sau, tôi là một người yêu cuộc sống của mình và vừa mới nhận được sự thăng chức đầu tiên – một sự lựa chọn tuyệt vời trong muộn màng, nhưng không còn gì tuyệt hơn vào lúc đó cả. 

2. Đầu tư vào bản thân bạn (Bằng cách làm việc chăm chỉ)

Giai đoạn đầu sự nghiệp của bạn là một khoản đầu tư – là cơ hội bạn thể hiện mình sau một khoảng thời gian dài đã bỏ công sức vào nó. Làm việc chăm chỉ, học hỏi, cởi mở, luyện tập không ngừng, và cả kiên nhẫn. Đừng mong đợi sự thành công có thể xảy ra chỉ sau một đêm. Chắc chắn là có một số ví dụ tuyệt vời về những người đã thành công rất sớm với con đường kinh doanh ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường, tuy nhiên, đó chỉ là số ít trường hợp ngoại lệ. Điều tuyệt vời là nó hoàn toàn khả thi, và bạn không bao giờ nên đánh mất điều đó, tuy nhiên, để có được may mắn, trước tiên bạn phải làm việc chăm chỉ.

3. Đừng sợ hãi thất bại

Những người thành công nhất trong cuộc đời là người đã thất bại rất nhiều lần trong sự nghiệp trước đó. Với mỗi lần thất bại, bạn hãy coi như đó là một bài học, một trải nghiệm và tự mình đánh giá xem mình có thể làm gì để kết quả khác đi. Nếu bạn cố gắng trở nên hoàn hảo và không bao giờ thực hiện nó, bạn sẽ có ít khả năng phát triển và mở rộng kiến thức hơn.

4. Sức mạnh của suy nghĩ tích cực

Đừng bao giờ tham gia vào các cuộc trò chuyện tiêu cực, những tin đồn, lời bàn tàn vô căn cứ hoặc đưa ra lý do tại sao bạn không thể thành công. Người chiến thắng sẽ tìm ra cách giành chiến thắng ngay cả khi họ phải đối mặt với một danh sách dài các thử thách. Sự tiêu cực sẽ đè bẹp tinh thần của một văn phòng, đặc biệt là trong một nhóm bán hàng. Hãy tích cực và nhận ra rằng cuộc sống là kết quả của 10% những gì xảy ra với bạn và 90% là cách bạn đối mặt với nó. Mỗi chướng ngại vật bạn gặp phải, mỗi ngọn núi mà bạn leo lên đều có thể khiến bạn mạnh mẽ hơn, phát triển nhiều khả năng hơn và ngày càng đến gần hơn với chiến thắng. 

5. Học, học nữa, học mãi

Cố gắng học mọi thứ liên quan đến công việc hiện tại của bạn nhanh nhất có thể, sau đó trở thành một hình mẫu cho những thứ khác và học để thích ứng với những thay đổi liên quan đến việc chinh phục các cấp độ cao hơn. Đọc sách, theo dõi blog, xen video từ các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn và từ các lĩnh vực mà bạn quan tâm. Nếu bạn ở trong vai trò là một người làm việc với khách hàng, hãy tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công việc kinh doanh của họ và quan trọng nhất, những vấn đề hàng đầu mà họ đang cố gắng giải quyết. Tìm hiểu về công nghệ mới – phần lớn thay đổi sẽ diễn ra trong 20 năm tới là về EPIC/ bạn có thể tìm hiểu về những điều đó cho doanh nghiệp bạn đang làm, bạn sẽ trở nên có giá trị hơn trong thị trường lao động cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

6. Tìm  kiếm một hoặc một vài người cố vấn (mentor) tốt

Tôi thật may mắn vì đã gặp được người cố vấn rất tuyệt vời. Người đầu tiên và quan trọng nhất là cha tôi. Ông đã ở bên cạnh tôi trong suốt thời gian tôi trải qua quãng thời gian bầm dập, thất bại trong sự nghiệp của chính mình. Trong lĩnh vực chuyên môn, tôi cũng có cơ hội gặp gỡ một vài người rất tuyệt vời và thực sự mọi việc sẽ không đến nơi nếu tôi không có sự giúp đỡ của họ. Một người cố vấn tuyệt vời sẽ có thể nâng bạn lên khi bạn đang đi xuống, giúp bạn giải quyết những thách thức mà bạn đang phải đối mặt, và làm cho bạn trở thành một người tốt hơn thông qua việc giảng day và huấn luyện của họ. Đừng sợ đặt ra các câu hỏi! Hầu hết những người thành công đều không được yêu cầu trở thành một người cố vấn và họ rất thích có cơ hội này nếu có đề nghị với họ.

7. Ngay bây giờ – Bắt đầu xây dựng mạng lưới kết nối và thương hiệu cá nhân của bạn

Bạn càng ở lâu trong môi trường làm việc thì giá trị của các kết nối, liên hệ với mọi người và kiến thức của bạn càng được nâng lên tầm cao mới. Bạn có thể tận dụng các nguồn công cụ trực tuyến sẵn có và phát triển chúng theo thời gian. Một số công cụ tuyệt vời mà tôi tập trung vào đó là:

a. LinkedIn – đây được xem là công cụ tốt nhất với tôi. Có một hồ sơ chuyên nghiệp, tham gia, kết nối với mọi người để làm việc và gặp gỡ các chuyên gia và học cách làm thế nào để sử dụng nó hiệu quả.

b. Ứng dụng quản lý liên lạc – Sử dụng cái gì đó như FullContact để quản lý danh bạ của bạn. Hãy tỉ mỉ trong việc sử dụng các ghi chú về người mà bạn kết nối: những cuộc trò chuyện nổi bật, thành viên của gia đình, ngày sinh nhật, các câu chuyện hài hước, các ghi chú về những buổi gặp mặt, vân vân. Qua thời gian các liên hệ này của bạn sẽ trở nên vô cùng quý giá nếu bạn xây dựng được nền tảng phù hợp.

8. Cam kết và biến những điều bạn nói thành hành động 

Thị trường việc làm ngày càng trở lên đầy cạnh tranh! Trở thành một doanh nhân thậm chí còn khó khăn gấp nhiều lần. Hãy cam kết làm đến cùng, không bỏ cuộc, và điều quan trọng nhất là hành động như những lời bạn đã nói. Trong mỗi công việc mà tôi từng làm, tôi đã đi qua các giai đoạn (đặc biệt là từ rất sớm), nơi mọi thứ trở nên khó khăn và tôi nghi ngờ rằng tôi có thể thực hiện được không. Nó khiến tôi đôi khi phải tự hỏi liệu cái tôi đang làm có đúng hay không? Sự kiên trì có thể làm được những điều tuyệt với – gắn bó với nó và bạn sẽ ngạc nhiên về những gì có thể xảy ra. Suy nghĩ vượt ra ngoài mối quan hệ với công ty, nếu bạn có trách nhiệm làm việc với khách hàng, điều này có nghĩa là không hứa hẹn quá nhiều mà thay vào đó là hành động.

9. Biết được rằng khi nào là thời điểm để bước tiếp

Điều này nghe thì có vẻ trái ngược với điều số 8, nhưng không nên bám chặt lấy một môi trường độc hại, khốn khổ quá lâu. Dấu hiệu rõ ràng để nhận thấy điều này ư? Hãy tự hỏi bản thân mình, rằng bạn có sợ hãi tối chủ nhật, bạn cảm thấy mình không còn học được thêm điều gì mới trong công việc, sếp không phải là một người ủng hộ bạn, công việc này ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và bạn không có niềm đam mê chút nào với công việc mà mình đang làm vân vân… Đó là dấu hiệu khi tốt nhất đóng vai trò to lớn giúp bạn hình dung ra rằng khi nào là thời điểm việc ra đi hay tiếp tục ở lại là tốt nhất cho bạn và sự nghiệp của bạn. 

10. Theo đuổi đam mê của bạn (và sẵn sàng NHẢY VỌT khi bạn biết nó là gì)

Hãy thử hình dung việc khởi đầu sự nghiệp của bạn là nền móng của một công trình. Nó phải vững chắc trước khi bạn đặt lên đó một toà nhà. Có rất nhiều ý tưởng như Mark Zuckerberg ngoài kia, nếu bạn có một ý tưởng, hãy thực hiện nó. Nếu đa phần trong số chúng ta không có ý tưởng như vậy, ta hãy tận dụng việc học càng nhiều càng tốt, xây dựng mạng lưới của mình và tìm hiểu những gì BẠN thích làm. Nếu bạn cảm thấy thực sự say mê với công việc, hãy tìm hiểu thêm, đào sâu và khai thác nó. Tìm ra nơi tồn tại vấn đề của thế giới và suy nghĩ sâu sắc về cách xây dựng một doanh nghiệp để giải quyết vấn đề đó. Tôi đã mất 25 năm để làm điều đó. Trong khi tôi ước mình có thể tìm thấy nớ sớm hơn, thì đối trọng với điều đó là kinh nghiệm, mạng lưới và kỹ năng tôi đã phát triển trước khi tôi nhảy vào thế giới để trở thành một doanh nhân.  Vậy khi nào là thời điểm chính xác? Thành thực mà nói, tôi thấy rằng nó là khi bạn biết về niềm đam mê của mình, biết làm như thế nào với những vấn đề mà bạn đang giải quyết và làm sao để quảng bá, kinh doanh cho điều đó.

11. Duy trì sự cân bằng, để lại một thành tựu và…cứ vui thôi

Sự nghiệp của bạn sẽ thăng hoa – bởi những trải nghiệm, thời gian với người bạn yêu, với bạn bè và chắc chắn rằng bạn dành thời gian cho gia đình mình. Dành thời gian để cảm nhận mùi hương hoa hồng, biết ơn trân trọng cuộc sống, những điều bạn được học và những tiến bộ của bạn. Dành thời gian để trân trọng người khác, công nhận những đóng góp của nhóm bạn và ăn mừng cho thành công, chiến thắng. Quan trọng nhất, hãy dành thời gian để cảm ơn những người thân nhất của bạn – họ là những người quan trọng nhất. Những người sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn nhất đến thành công của bạn. 

Judy,

get 1% better every day

(Cảm ơn Unsplash vì bức ảnh miễn phí thật đẹp đầu bài)

Leave a Comment